Thông Tin Gần Đây

About

about image about image
10 Năm

Kinh Nghiệm

Hàng Ngàn

Giờ Bay

Chinh Phục Bầu Trời Cùng

Mebayluon Paragliding

Tự hào là đơn vị bay dù lượn chuyên nghiệp nhất Việt Nam, 100% phi công chuyên nghiệp & có giờ bay cao nhất Việt Nam. Đến với Mebayluon không chỉ để bay ngắm cảnh mà còn được trải nghiệm nhiều điều thú vị khi bay dù lượn và bảo đảm luôn có hình ảnh đẹp, giấy chứng nhận sau khi bay

  • Điểm Bay Đồi Bù
  • Điểm Bay Viên Nam
  • Điểm Bay Phình Hồ
  • Điểm Bay Mù Cang Chải
  • Điểm Bay Bán Đảo Sơn Trà

Ngày bận rộn của huấn luyện viên dù lượn

Tôi là Đặng Văn Mỹ (sinh năm 1985), giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội và là huấn luyện viên, phi công dù lượn có hơn 800 giờ bay.

May mắn là thời điểm Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội cũng là lúc bắt đầu thời gian lý tưởng để chơi môn thể thao này (tháng 10-12 trong năm). Hôm nay thời tiết cũng được dự báo rất đẹp, tôi lên kế hoạch hướng dẫn học viên và bay cùng hai bạn trẻ có nhu cầu được trải nghiệm bay dù lượn.

Khoảng 7h, tôi cùng mọi người tập trung rồi di chuyển đến địa điểm bay ở đồi Bù, xóm Núi Bé, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, có độ cao khoảng 650 m. Ngoài điểm check-in nổi tiếng trong giới trẻ nhờ có vùng cỏ lau thơ mộng, đây cũng là điểm chơi dù lượn của nhiều phi công, du khách những năm gần đây vì chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 km.

Từ điểm tập kết cách đỉnh đồi Bù khoảng 6 km, chúng tôi phải đổi sang loại xe chuyên đi đường đồi núi để tiếp tục di chuyển. Con đường dẫn lên điểm bay nhỏ, hẹp, dốc và yêu cầu tài xế phải có tay lái cứng.

Đầu tiên, tôi tiến hành hướng dẫn 2 học viên, một người Singapore đang làm việc tại Việt Nam và một nữ phi công. Để tiếp cận môn thể thao này, ngoài kiến thức, huấn luyện viên, người chơi cần chuẩn bị bộ dù lượn có giá từ 40 triệu đến hàng trăm triệu đồng tùy mẫu mã.

Năm 2016, tôi học bay dù lượn và bắt đầu có thể bay từ năm 2017. Trong 2 năm sau đó, tôi liên tục thi lấy các chứng chỉ phi công dù lượn. Tôi có chứng chỉ P5 do Hiệp Hội Dù & Diều Lượn Nhật Bản (JHF) cấp – hệ thống chấm thi khắt khe bậc nhất châu Á. Số phi công đạt tiêu chuẩn này ở Việt Nam chưa đến 5 người.

Trước khi bay, tôi luôn phải kiểm tra cẩn thận các thiết bị, tình trạng dù và bật ứng dụng ghi lại số giờ bay của phi công. Chỉ cần dù vướng dị vật hay một dây dù bị rối cũng có thể gây nguy hiểm.

Đối với môn thể thao này, yếu tố quan trọng nhất vẫn là thời tiết, gió, thứ 2 là thiết bị và thứ 3 là chính bản thân người bay. Trước khi “cất cánh”, phi công phải đánh giá điều kiện bao gồm: tốc độ, hướng gió, khả năng mưa, mường tượng kế hoạch bay và các phương án dự phòng.

Sự an toàn của phi công luôn được đặt lên hàng đầu bởi đây vẫn là một môn thể thao mạo hiểm. Dù là phi công dày dặn kinh nghiệm hay học viên mới, chúng tôi luôn lưu ý điều này. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra tình huống rất nguy hiểm.